TẠI SAO NHÂN HỌC THÚ VỊ


Nhân học luôn mang đến những câu chuyện thú vị về đời sống văn hóa của các tộc người trên thế giới, từ tựa đề đặt ra hay câu chuyện làm rõ những thân phận con người trong các nền văn hóa khác nhau.

Điều này được nhân học văn hóa làm rất tốt trong những năm gần đây.

Ở Việt Nam trước đây, các nghiên cứu thường là dân tộc học, ngành học nằm trong Khoa Lịch sử, và nay tách trở thành một chuyên ngành độc lập gọi là nhân học. Nhiều nghiên cứu của dân tộc học – nhân học văn hóa về các tộc người ở Việt Nam rất nổi bật, đặc biệt là các dân tộc học, nhân học Pháp.

Nhà nghiên cứu Việt Nam đầu tiên nghiên cứu về dân tộc học, khởi đầu về các công trình dân tộc học – nhân học là nhà dân tộc Từ Chi, với nghiên cứu về “cạp váy Mường – “Cạp váy – nó chính là nơi duy nhất người Mường chọn để làm nghệ thuật tạo hình. Lý giải của dân tộc học – nhân học thú vị ở chổ, chính là nói đến thế giới quan cuả người Mường khác hẵn các kiến giải khoa học thuần tuý, qua mô tả dân tộc học như sau: Họ không khắc lên gỗ, lên đá, lên đồ gốm, lên kim loại, không tạc tượng gỗ, tượng đá, không nặn tượng đất, không đúc tượng đồng mà họ dệt cái quan niệm thẩm mỹ của mình lên cạp váy phụ nữ – Cạp váy là bộ phận khăng khít của nữ phục Mường. Người Mường gọi nó là “Klốôc wặt” (trốc váy, đầu váy) – Cạp váy không chỉ là một bộ phận trang phục. Nó còn chiếm một vị trí quan trọng bậc nhất trong nghệ thuật trang trí cổ truyền của dân tộc Mường “. Ông trở thành một hiện tượng nghiên cứu về các dân tộc bản địa ở Việt Nam và còn là người chịu ảnh hưởng của nền tảng dân tộc học Pháp như: Jeanne Cuisinier, nữ tác giả viết cuốn sách “Người Mường, địa dư nhân văn & xã hội học – Les Muong géographie humanize et sociologic, Paris 1948” và cả Georges Condominas khi sang Pháp nói chuyện.

Với Georges Condominas, một người khổng lồ nhân học gắn liền với địa bàn nghiên cứu ở Tây nguyên, với người Mnông Gar, với làng Sar Luk, và cả núi rừng Đông Nam Á. Tây Nguyên, với Đắk Lắk là nơi mà Georges Condominas từng bận chiếc khố của người dân tộc thực hiện nghiên cứu công trình nhân học qua bộ sách nổi tiếng “Nous avons mange la foret de la pierre – genie Goo – Chúng tôi ăn rừng Đá – thần Goo, 1957”, các tác phẩm “Chúng tôi ăn rừng” (link tải sách:https://archive.org/details/chung-toi-an-rung), “Không gian xã hội vùng Ðông Nam Á”, “Biên niên của Sar Luk”, “Làng Mnông Gar” trở thành những cuốn sách đầy thú vị về Tây Nguyên. Hai tác phẩm “Xa lạ là chuyện thường ngày”, “Sar Luk – miền Trung Việt Nam” được xem là hai cuốn sách làm khuấy động ngành dân tộc học thế giới.

Khác với cách xác định không gian xã hội tộc người như Condominas, nhà nhân học Jacques Dourne (còn được gọi nhà nhân học chân trần) với các cuốn sách “Potao – Một Lý Thuyết Về Quyền Lực Ở Người Jorai Đông Dương”, “Rừng, Đàn Bà, Điên Loạn”, “Miền Đất Huyền Ảo”, “Xứ Jorai”. Đặc biệt “Xứ Jörai” của Jacques Dournes với hình ảnh một bé gái có đôi mắt hút hồn người, cùng nước ảnh tối bao trùm tôn nét đẹp khỏe khoắn, đã mang đến cho người xe, có cơ hội khám phá về nét đẹp của nền văn hoá Tây Nguyên – Champa đặc sắc nhưng đang ngày càng phai nhạt và trở nên xa lạ đối với người Kinh. Văn hoá của người bản địa Tây Nguyên gắn liền với rừng, với không gian xã hội được định hình không phải là các đường biên, mốc địa giới mà dòng suối, cái cây, là vòng đời khai thác các mảnh đất, là con của Giàng, của tự do trên miền “hoảng tưởng” của rừng. Đặc biệt qua những nghiên cứu của ông sẽ làm rõ hơn các vấn đề quan hệ giữa người Jörai và Chămpa, cuộc di cư của người Chămpa, văn bia, di tích của người Jörai, hay về Nhà Dài, ông Ba Bị….

Trước cả hai nhà nhân học trên, đặt chân đến Tây Nguyên và có những khám phá thú vị là nhà dân tộc học, Henri Maitre – được xem là một nhà thực dân, một kẻ xâm lược, nhưng lại là một nhà khoa học, nhà văn và là một nghệ sĩ nữa. Ông chuẩn bị một cách có ý thức quyết liệt cho công cuộc chinh phục Tây Nguyên, đồng thời cũng thiết tha yêu mến nó, bằng một tình yêu đầy khát vọng và cũng đầy mâu thuẫn. Henri Maitre viết “Rừng người Thượng” (tên nguyên văn là Les Jungles mois, Rú Mọi)[link tải sách:https://mega.nz/folder/IuwzjCgY#BiNPARBXzThKD9KAch5Akg%5D, cho đến tận ngày nay vẫn còn là công trình nghiên cứu mô tả Tây Nguyên cơ bản, toàn diện, đáng tin cậy nhất, chưa ai vượt qua được, và cả những dự phóng của tác giả vẫn còn giá trị. Mặc tất cả những thiên lệch không thể tránh của một con mắt thực dân, ông vẫn thực sự là nhà Tây Nguyên học đầu tiên và là một trong những tác giả quan trọng nhất của ngành nghiên cứu hẳn còn phải lâu dài này. Cuốn sách này đứng ở hàng đầu những cuốn sách mà bất cứ một người nào quan tâm đến Tây Nguyên, dù ở phương diện nào, dù đắt nhất, thì không thể bỏ qua (Nguyên Ngọc).

Nhà nghiên cứu dân tộc học Anne de Hauteclocque thì đã nghiên cứu và viết tác phẩm Người Ê Đê: Một xã hội mẫu quyền thực (1962) về thiết chế xã hội của người Ê Đê, đặc biệt nhấn mạnh vào lý giải sự ràng buộc giữa các thành phần dân cư trong một xã hội “mẫu quyền”. Công trình của bà gây dấu ấn tiêu biểu ở khía cạnh thực địa, điều tra và thống kê, cũng như tham khảo kỹ lưỡng các hồ sơ luật tục, để từ các dẫn liệu thực tế tái dựng lại mô hình thiết chế sự hình thành các mối quan hệ nội tại thuộc xã hội mẫu quyền của người Ê Đê ở Đắc Lắc.

….Tây Nguyên vẫn là mỏ vàng cho Nhân học văn hóa đào xới…

Nghiên cứu về Tây Nguyên không thể không đọc những tác phẩm này

Tóm lại đó chính là sự thú vị của nhân học văn hóa, không những nghiên cứu về xã hội xưa, mà còn tiếp cận nghiên cứu các vấn đề mang tính đương đại. Nhân học văn hóa còn tập trung nghiên cứu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự thay đổi văn hoá đương đại cần được nghiên cứu nhiều hơn.

Nhân học đương đại đã tập trung nghiên cứu những hệ quả xã hội của quá trình toàn cầu hóa văn hóa, nhấn mạnh đến sự biến đổi văn hóa, chiếm đoạt văn hoá và các vấn đề xã hội nảy sinh trên thế giới, như sự bá quyền.v.v. Thế giới của thế kỷ 20 đã đối mặt với nhiều thách thức từ con người mà bản thân nó không dừng lại ở đó mà kéo sang thế kỷ 21, đó chính là các vấn đề văn hoá – xã hội đương đại, như internet, mạng xã hội và sự biến đổi xã hội.

Nhân học văn hóa quan tâm đến các vấn đề đương đại, gây tranh luận như hôn nhân đồng tính, toàn cầu hóa văn hóa và kinh tế, gia tăng dân số, nạn đói và sự tồn tại của các nền văn hóa bản địa, sự thành công trong nền kinh tế toàn cầu, sự đa dạng của nhân loại và đặc biệt là quá trình so sánh, dung nạp sự khác biệt của các nền văn hóa, trở thành những mối bận tâm của nhân học trong thế kỷ 21.

Muốn bổ sung cách tiếp cận mới, phương pháp và những kiến thức mới thì không thể bỏ qua cuốn sách dưới đây…

Kiến thức sâu rộng của mình khiến nhân học trở thành một ngành học mang đầy tính hấp dẫn gần đây, không chỉ bổ sung cho kiến thức cho người nghiên cứu mà còn vận dụng tốt vào nghiên cứu văn hóa Việt Nam thì hết sức cần thiết.

Một cuốn sách giáo khoa quan trọng cho ngành Nhân học văn hóa

Nhân được chú ý đến suốt những năm cuối thế kỷ 20 và cả trong thế kỷ 21, không phải vô cơ mà bởi Nhân học mang đến nhiều sự thú vị đó thôi.

About Việt Thành

Tôi quan tâm đến các nghiên cứu xã hội học, nhân học và lịch sử...Hy vọng có thể chia sẻ cùng mọi người mối quan tâm này cũng như trao đổi tư liệu nghiên cứu, chia sẻ những câu chuyện cuộc đời đến với tất cả mọi người.
This entry was posted in Nhân học, Uncategorized. Bookmark the permalink.

Leave a comment